Sau đó ông Cát phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương trong tình trạng mặt mũi sưng vù, môi bầm dập, chảy máu.
Ông Cát kể, vào khoảng 14h ngày 16/1, ông có cuộc họp với ban giám hiệu nhà trường gồm hiệu trưởng và 3 hiệu phó. Tại cuộc họp, ông nhắc đến chuyện xin xác nhận từ phía nhà trường về việc không vi phạm pháp luật hay chịu hình thức kỷ luật nào, để chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Theo lời thầy Cát, do ông Hà gây khó khăn nên 2 bên xảy ra cãi vã, ông Cát bị ông Hà đấm, đá vào ngực và đầu, dẫn đến chảy máu ở miệng và choáng váng. Sau đó, ông Cát gọi người nhà đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
“Không những vậy, ông Hà còn có những lời lẽ thô tục, vô văn hóa. Đó là hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo”, thầy Cát nói.
Thầy Vũ Văn Cát khẳng định, sự việc có 3 hiệu phó làm chứng.
![]() |
Thầy Vũ Văn Cát nhập viện trong trạng thái mặt mũi sưng vù, môi bầm dập, chảy máu. |
Còn theo thông tin trên báo Tuổi trẻ & Đời sống, ông Phạm Văn Hà thừa nhận hai bên có xảy ra xô xát và việc làm thầy Cát bị thương là việc ngoài ý muốn.
"Sau khi hai bên cãi vã, anh Cát tiến lên đấm vào ngực tôi. Tôi đẩy ra, anh Cát lại xông vào. Anh ấy còn định cầm ghế đánh tôi, nhưng mọi người can ngăn. Trong lúc xô đẩy giằng co, tôi vung tay vung chân, có khả năng tay tôi đã đập vào má anh Cát" - ông Hà nói.
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Văn Nghìn, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Hải Dương xác nhận có việc hiệu trưởng và giáo viên Trường THPT Kinh Môn II xô xát trong trường. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mâu thuẫn cá nhân.
Ông Nghìn cho hay, do ông Vũ Văn Cát có đơn phản ánh nên Công an thị xã Kinh Môn đã vào cuộc để lấy lời khai của các bên liên quan, điều tra làm rõ sự việc.
“Khi có kết luận cụ thể của cơ quan công an, Sở GD-ĐT Hải Dương sẽ có hình thức xử lý đúng người, đúng việc. Quan điểm của chúng tôi là không bao che. Sở cũng đề đạt nguyện vọng với phía cơ quan công an là xử lý dứt điểm trước dịp Tết Nguyên đán” - ông Nghìn nói.
![]() |
Thầy giáo Vũ Văn Cát hiện đang là Nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Trong 3 năm học tập tại đây, thầy giáo trường huyện này đã có 6 bài báo được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế, trong đó 2 bài công bố ở hội nghị quốc gia, 2 bài công bố ở hội nghị quốc tế và 2 bài ISI đăng trên tạp chí quốc tế Materials Today Communnications. Theo dự kiến, thầy Cát chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp với đề tài” Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát các tính chất của vật liệu nano lai giữa hạt nano kim loại và cacbon nhằm ứng dụng trong cảm biến môi trường”. |
Thiên Thanh
Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, thầy Vũ Văn Cát, giáo viên dạy môn Vật Lý của Trường THPT Kinh Môn 2 (TX. Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), đã có 2 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí uy tín thế giới.
" alt=""/>Hiệu trưởng ở Hải Dương bị tố đấm giáo viên nhập việnTheo ông Dũng, từ tháng 4/2023, Ngân hàng Nhà nước đã cùng Bộ Công an ký kế hoạch về làm sạch dữ liệu. Cụ thể, dữ liệu ngân hàng phải được kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu căn cước công dân.
Điều này được thực hiện bằng nhiều biện pháp kiểm tra, offline (với thiết bị tại quầy), online (kiểm tra với CSDL căn cước công dân và VNeID)... Khi đã có dữ liệu làm sạch rồi, chỉ cần so sánh với khuôn mặt của người giao dịch. Do đó, việc xác thực sinh trắc học các giao dịch thanh toán bằng khuôn mặt người dùng hoàn toàn khả thi.
“Nhiều công ty công nghệ đang làm việc với các ngân hàng. Tôi tin là điều này khả thi. Ngày 1/7 phải làm, nếu không các ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm bởi đây là quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước”, ông Dũng khẳng định.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, có 2 đối tượng chưa triển khai việc xác thực khuôn mặt khi giao dịch. Đó là khách hàng có tài khoản thanh toán là người nước ngoài và những người thực hiện giao dịch chuyển khoản có giá trị dưới 10 triệu.
Về vấn đề bảo mật, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, dữ liệu ngân hàng luôn phải được bảo mật ở mức độ cao. Đây là điều mà các ngân hàng phải thực hiện liên tục, thường xuyên chứ không chỉ khi Quyết định số 2345/QĐ-NHNN có hiệu lực.
Ở góc độ một người làm nghề, theo ông Dũng, trước kia các chương trình mobile banking tại Việt Nam thuần là đi mua của nước ngoài. Khi gặp vấn đề, muốn sửa đổi, có khi riêng việc đàm phán hợp đồng đã mất đến 1 tháng.
Với việc có rất nhiều công ty công nghệ trong nước đã phát triển được các giải pháp eKYC (xác thực điện tử), nếu có vấn đề phát sinh, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xử lý được ngay. Trên cơ sở đó, việc tất cả giao dịch ngân hàng có giá trị trên 10 triệu đồng bắt buộc phải kiểm tra khuôn mặt người giao dịch là hoàn toàn khả thi.